Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Chứng nhận ISO 22000 - VietCert - 0905.158.290

Chứng nhận ISO 22000
[url=http://vietcert.org/dich-vu-chung-nhan/chung-nhan-iso-22000.html]ISO 22000[/url]  Công cụ kiếm soát toàn diện an toàn vệ sinh thực phẩm
Ngày nay, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000:2005, Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn HACCP có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với các tổ chức, doanh nghiệp (DN) chế biến thực phẩm.
Điểm tương đồng giữa ISO 22000:2005 và HACCP
Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các mối nguy đối với thực phẩm.
Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v…Khi áp dụng [url=http://vietcert.org/dich-vu-chung-nhan/chung-nhan-iso-22000.html]Chung nhan ISO 22000[/url]  hay HACCP, các DN đều phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v…
Điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000 và HACCP là ISO 22000 qui định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2008.
ISO 22000 và HACCP được áp dụng đối với tất cả các DN nằm trong chuỗi cung cấp thực phẩm, bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; DN chế biến về thực phẩm và các DN dịch vụ về thực phẩm (vận tải, phân phối hoặc thương mại).
Doanh  nghiệp  đã  áp  dụng  HACCP  có  nhất  thiết  phải  chuyển  đổi  sang  ISO22000:2005?
ISO 22000:2005 là tiêu chuẩn tự nguyện, DN chỉ buộc phải áp dụng khi có qui định của cơ quan có thẩm quyền hoặc của bên mua hàng… Ở một số quốc gia như Mỹ, Canada đã có qui định bắt buộc áp dụng Chung nhan HACCP đối với sản phẩm thịt, thủy sản, nước hoa quả…  Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các DN thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể DN đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Qui định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi DN muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận chỉ cấp theo [url=http://vietcert.org/dich-vu-chung-nhan/chung-nhan-iso-22000.html]Chứng nhận ISO 22000[/url] .

Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với DN  thực phẩm vẫn dần trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của Chứng nhận HACCP , ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể sẽ giúp DN kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thức phẩm.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

XÂY DỰNG NHÀ XƯỞNG - PHÙ HỢP HACCP - ISO 22000

                      NHÀ XƯỞNG PHÙ HỢP - HACCP / ISO 22000

Vị trí cơ sở phải ở xa
- Khu vực có môi trường ô nhiễm và các hoạt động công nghiệp khác có nhiều khả năng gây ô nhiễm thực phẩm
- Khu vực dễ bị ngập lụt trừ phi có biện pháp bảo vệ cơ sở khỏi ngập lụt một cách hữu hiệu
- Khu vực dễ bị sinh vật gây hại phá hoại
- Khu vực có các chất thải rắn hay lỏng, mà không thể loại bỏ chúng một cách có hiệu quả
Thiết bị phải được bố trí để có thể
- Cho phép duy tu bảo dưỡng và làm sạch dễ dàng
- Vận hành đúng với mục đích sử dụng
- Thuận lợi cho việc thực hành vệ sinh tốt, kể cả giám sát.
Nhà xưởng và các phòng
- Bề mặt tường, vách ngăn và sàn nhà phải được xây dựng cẩn thận bằng vật liệu không thấm, không độc hại như ý đồ thiết kế.
- Tường và vách ngăn phải có bề mặt nhẵn, thích hợp cho thao tác.
- Sàn nhà phải được xây dựng sao cho dễ thoát nước và dễ làm vệ sinh.
- Trần và các vật cố định phía trên trần phải được thiết kế, xây dựng để làm sao có thể giảm tối đa sự bám bụi và nước ngưng, cũng như khả năng rơi bám của chúng.
- Cửa sổ phải dễ lau chùi, được thiết kế sao cho hạn chế bám bụi tới mức thấp nhất, ở những nơi cần thiết, phải lắp các hệ thống chống côn trùng mà có khả năng tháo lắp làm sạch được, ở nơi cần thiết phải cố định các cửa sổ.
- Cửa ra vào phải có bề mặt nhẵn, không thấm nước, dễ lau chùi và khi cần phải dễ tẩy rửa.
- Các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải tốt, bền vững, dễ lau chùi, dễ duy tu bảo dưỡng và tẩy trùng. Chúng phải được làm bằng các vật liệu nhẵn, không thấm nước, trơ đối với thực phẩm, trơ đối với các chất tẩy rửa, tẩy trùng trong những điều kiện bình thường.
Đồ đựng chất phế thải và các thứ không ăn được
Đồ đựng phế thải, sản phẩm phụ và các chất không ăn được hoặc chất nguy hiểm phải có thiết kế đặc biệt dễ nhận biết, có cấu trúc phù hợp, nơi cần thiết phải được làm bằng vật liệu ít hư hỏng.
Đồ chứa các chất nguy hiểm phải được phân biệt rõ và khi cần, có thể khoá được để tránh sự nhiễm bẩn thực phẩm do cố ý hay tình cờ.
Cung cấp nước
Cần có hệ thống cung cấp nước uống sao cho luôn luôn được đầy đủ, và có các phương tiện thích hợp để lưu trữ, phân phối nước và kiểm soát nhiệt độ, để đảm bảo tính an toàn và phù hợp của thực phẩm.
Nước uống được là nước đã quy định trong lần xuất bản cuối của: "Các hướng dẫn về chất lượng nước uống" của Tổ chức Y tế thế giới, hoặc là nước uống có tiêu chuẩn cao hơn. 
Thoát nước và đổ chất thải
Có thiết kế bố trí hệ thống thoát nước và phương tiện đổ chất thải hợp lý. Chúng phải được thiết kế và xây dựng sao cho tránh được mối nguy nhiễm bẩn cho thực phẩm hay gây nhiễm nguồn cung cấp nước sạch uống được.
Làm sạch
Cần bố trí các phương tiện phục vụ vệ sinh, được thiết kế thích hợp để làm sạch thực phẩm, đồ dùng và thiết bị. Những phương tiện như vậy, ở đâu thích hợp, phải được cung cấp đủ nước uống được, nước nóng và nước lạnh.
Phương tiện vệ sinh cá nhân và khu vực vệ sinh:

- Phương tiện để rửa và làm khô tay như chậu rửa có hệ thống cấp nước nóng và nước lạnh (hoặc có nhiệt độ phù hợp, có thiết bị kiểm soát).
- Nhà vệ sinh được thiết kế hợp vệ sinh.
- Có các phương tiện, khu vực riêng biệt và hợp lý để nhân viên thay quần áo.
- Những phương tiện trên phải được thiết kế và bố trí hợp lý.
Kiểm soát nhiệt độ
Tuỳ tính chất của các thao tác chế biến thực phẩm, cần có các phương tiện phù hợp để làm nóng, làm nguội, đun nấu, làm lạnh và làm lạnh đông thực phẩm, hoặc để duy trì tốt chế độ bảo quản mà thực phẩm đã được làm lạnh hay lạnh đông để giám sát nhiệt độ thực phẩm và khi cần để kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh nhằm đảm bảo tính an toàn và phù hợp của thực phẩm.
Chất lượng không khí và sự thông gió:

- Hạn chế đến mức tối thiểu nhiễm bẩn thực phẩm do không khí, ví dụ như từ dòng khí hay nước ngưng tụ
- Kiểm soát nhiệt độ môi trường xung quanh
- Kiểm soát các mùi có thể ảnh hưởng tới tính phù hợp của thực phẩm
- Kiểm soát độ ẩm không khí, nếu cần, để đảm bảo tính an toàn và tính phù hợp của thực phẩm
- Các hệ thống thông gió phải được thiết kế và xây dựng sao cho dòng khí không được chuyển động từ khu vực ô nhiễm tới khu vực sạch và ở đâu cần, hệ thống thông gió đó cũng được tính đến có chế độ bảo dưỡng dễ dàng và được làm sạch một cách thuận lợi.
Chiếu sáng
Cần cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo để tiến hành thao tác được rõ ràng.
Bảo quản
- Có chế độ bảo dưỡng duy tu và làm vệ sinh thuận lợi
- Tránh được sinh vật gây hại xâm nhập và ẩn náu
- Bảo vệ một cách hữu hiệu để thực phẩm khỏi bị ô nhiễm trong khi bảo quản
- Khi cần, tạo ra được một môi trường nhằm giảm đến tối thiểu sự hư hại của thực phẩm (ví dụ bằng cách kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm không khí).
- Những loại phương tiện bảo quản, được bố trí sẽ tuỳ thuộc vào tính chất của thực phẩm. Ở đâu cần phải bố trí phương tiện riêng, an toàn để cất giữ các vật liệu tẩy rửa và chất nguy hiểm.
-----------------------------------------------------------------------------------------
VietCert - Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy
Mr Anh - Chuyên viên thực phẩm
Mobi.:  0905.158.290
Skype: Anh.vietcert
Website: www.vietcert.org



























































































































Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

LỢI ÍCH VIỆC ÁP DỤNG HACCP/ ISO 22000 do VIETCERT ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN

  


  1. Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  2. Có thể thay thế cho nhiều tiêu chuẩn khác nhau: GMP, HACCP, EUROGAP, BRC, SQF, IFS
  3. Giảm chi phí bán hàng
  4. Giảm tối đa các nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng
  5. Tăng cường uy tín, sự tin cậy, sự hài lòng của nhà phân phối, khách hàng.
  6. Cải thiện hoạt động tổng thể của doanh nghiệp
  7. Thuận tiện trong việc tích hợp với các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO/IEC 17025, ISO 14000)
-------------------------------------------------------------------------
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert
Mr. Ngọc Anh  -  Phòng Thực Phẩm
Mobi: 0905.158.290
Email: Nghiepvu2@vietcert.org
Web: www.vietcert.org